Welcome!

Please select your language

Chào mừng!

Xin vui lòng chọn ngôn ngữ của bạn

  • Tiếng Việt
  • English

Lịch sử tên gọi các con đường

Bởi Team Fuho

lúc 12:25 Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

Khi dạo bước qua những góc phố, ngẩng đầu lên ta sẽ dễ dàng bắt gặp chiếc bảng tên đường được treo ngay ngắn dưới những tán cây. Những con đường dù được trải nhựa hay xây nên từ vữa, cũng đều mang cho mình một cái tên rất riêng, nhắc nhớ ta về những thăng trầm của dải đất nghìn năm hình chữ S. Chúng ta hãy cùng Team Fuho dạo một vòng, đi tìm ý nghĩa của tên một số con đường nhé!

Đường Hùng Vương

Vua Hùng hay còn gọi Hùng Vương là tên hiệu của các vị thủ lĩnh tối cao nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt, gắn liền với truyền thuyết khai quốc "Con Rồng Cháu Tiên" rất đỗi quen thuộc với mỗi người dân chúng ta. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, với Hùng Vương thứ nhất là con trưởng trong số 50 đứa con theo mẹ Âu Cơ lên non.

Hùng Vương đứng đầu nước Văn Lang, đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Dưới nữa là các Bồ chính, đứng đầu các làng bản.

Đường Chu Văn An

Chu Văn An (1292 -1370), quê ở xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. 

Ông được coi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. 

Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay. Để tưởng nhớ Chu Văn An, nhiều đường phố, trường học khắp cả nước được đặt theo tên ông. Gần đây nhất, trường Bưởi - Chu Văn An vừa kỷ niệm 110 năm thành lập.

Đường Trần Phú

Đồng chí Trần Phú (1904 - 1931), quê ở thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Ông lớn lên trong một gia đình trí thức, sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1925, ông cùng một số người Việt Nam yêu nước sáng lập ra tổ chức cách mạng (Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam Cách mạng Đảng).

Tháng 10/1930, ông chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) và đề ra Luận cương chính trị của Đảng. Tại Hội nghị này, ông được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 4/1931, ông bị thực dân Pháp bắt, chúng tra tấn ông rất dã man nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ngày 6/9/1931, ông đã hy sinh với câu nói bất hủ “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Trần Phú là vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Ông được coi là người tạo cơ sở cho việc thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sau này. Ông là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cách mạng phi thường cho lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận: “Đồng chí Trần Phú là một người con ưu tú của Đảng, của nhân dân, ông đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng”.

Bài viết liên quan

History TFH - Lịch sử xây dựng Lăng Bác

TFH - Album ảnh của Team Fuho (Kì 1)

Một Hà Nội bình dị (Kỳ 1)

Lịch sử tên gọi các con đường

TFH - Bạn biết gì về Hoàng thành Thăng Long?

Quảng trường Ba Đình giữa thực tế và trong Minecraft sẽ như thế nào?

Chúng mình đang livestream mỗi thứ bảy hàng tuần!

Block của tháng 2: Lọ gốm trang trí

Bản thử nghiệm 24W09A

Cộng đồng Facebook "Fuho cùng Team Fuho"

Mở túi đồ ra và xem có gì nào: Biển treo

Kỉ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh